Ngày 4.10,ốngthuốchothángkhôngkhỏiđikhámpháthiệnhạtđiềutrongphổvwin bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Tuấn Trọng (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết người bệnh được đưa vào cấp cứu trong tình trạng khó thở, sốt kèm ho đờm.
Sau khi đặt ống nghe kiểm tra phổi, bác sĩ phát hiện bình thường khi ho cả hai nhánh phổi trái và phải đều có tiếng rít nhưng khi bà M. ho chỉ nghe tiếng rít ở vùng phổi phải. Nghi ngờ người bệnh có dị vật trong phổi, bệnh nhân được chỉ định chụp CT lồng ngực và xét nghiệm máu.
Đúng với chẩn đoán của bác sĩ Trọng, kết quả chụp CT cho thấy phổi bên phải của người bệnh có mảng viêm lớn, tràn dịch ít, tắc hoàn toàn nhánh phế quản phải. Xét nghiệm máu cũng ghi nhận bạch cầu tăng cao, oxy máu giảm nhẹ, điều này phù hợp tình trạng nhiễm trùng phổi.
Kết quả cấy mủ cho thấy viêm phổi gây ra bởi tụ cầu Staphylococcus Aureus. Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu điều trị loại vi khuẩn này. Người bệnh còn được dùng thuốc kháng viêm, giảm ho, thở oxy để điều trị viêm phổi, tràn dịch màng phổi, chờ thể trạng ổn định để nội soi phế quản gắp dị vật.
Sau 2 ngày điều trị ổn định, các bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đi vào nhánh phế quản phải của người bệnh và ghi nhận đầy dịch đờm và mủ. Bác sĩ hút toàn bộ dịch ra khỏi phổi và tiếp tục đưa ống nội soi xuống phế quản thùy dưới. Một mảnh nhỏ gần 1cm có màu trắng nằm ngang trong ống phế quản, các cạnh xung quanh cứa vào thành phế quản gây đỏ viêm. Bác sĩ nhẹ nhàng gắp dị vật là mảnh hạt điều ra khỏi phổi người bệnh.
Vật nhỏ dưới 2 cm có thể rơi vào khí quản
Bác sĩ Trọng cho biết, ở người trưởng thành đoạn lớn nhất của khí quản có kích thước từ 1,5-2cm, tùy thể trạng và giới tính. Trẻ càng nhỏ thì khí quản càng nhỏ. Do vậy, bất kỳ vật nào có kích thước nhỏ hơn đường kính lòng khí quản hoàn toàn có khả năng rơi vào.
Tại thời điểm vật lạ rơi vào đường khí quản, cơ thể sẽ xảy ra phản xạ ho sặc (gọi là hội chứng xâm nhập) để tống vật lạ ra khỏi đường thở. Nếu dị vật không được tống ra ngoài sẽ mắc kẹt trong phế quản gây bít tắc phế quản hoặc nhánh phế quản. Nếu người bệnh bị dị vật lớn gây bít tắc đường thở sẽ ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi. Người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tắt thở, tử vong.
Trường hợp dị vật không gây bít tắc đường thở nhưng mắc kẹt trong phổi khiến người bệnh có các triệu chứng gồm: đau ngực nhẹ, khó thở, ho kèm đờm, mệt, sốt. Dị vật ở trong phổi lâu gây viêm phổi, áp xe, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp.
Để phòng dị vật rơi vào đường thở, người dân nên ăn chậm nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói, cười, xem phim, không nằm khi ăn… Đặc biệt, trẻ nhỏ tránh vừa ăn vừa đùa giỡn. Không cho trẻ ăn thức ăn dạng hạt, mảnh nhỏ và tròn. Với trẻ em và người từng bị tai biến liệt các dây thần kinh vùng hầu họng nên nấu thức ăn cho mềm, nghiền nhỏ.
Sơ cứu tình trạng hóc dị vật
Bác sĩ Trọng hướng dẫn người dân sơ cứu tình trạng hóc dị vật. Với người lớn và trẻ em, nếu bị hóc dị vật mà không gây khó thở, khóc được, nói được nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên và đưa đến bệnh viện để gắp dị vật ra.
Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, khóc yếu, hãy nhanh gọi cấp cứu và thực hiện thủ thuật sau:
Với trẻ dưới 2 tuổi, sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực: đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng tay trái. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 lần thật mạnh vào khoảng giữa hai bả vai. Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vùng 1/2 xương ức 5 cái. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên lặp đi lặp lại các động tác đến khi dị vật rơi ra khỏi đường thở và trẻ khóc được.
Ở trẻ trên 3 tuổi và người lớn, nếu nạn nhân còn tỉnh thì bạn hãy đứng sau lưng vòng hai tay ôm thắt lưng người bệnh. Nắm chặt bàn tay thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại từ 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
Nếu nạn nhân hôn mê hãy cho nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân. Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt bàn tay còn lại chồng lên. Ấn 5 lần dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Lặp lại từ 6-10 lần cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.