Bị đưa vào nhóm lừa đảo,àngtrămngườibỗngdưngbịlùavàonhómviệcnhẹlươsổ mũi còn được gọi tên là "người may mắn"
Vào một ngày giữa tháng 10, chị N.H (Q.4, TP.HCM) nhận được tin báo từ telegram đưa số của chị vào một nhóm (group) với gần 150 thành viên tham gia. Cũng như chị N.H, nhiều người ngạc nhiên hỏi nhau: "Cái nhóm gì vậy?", "Ai cho vào đây", "Đang ngủ trưa cũng không yên"… Ngay sau đó, một nick tên Minh Hằng TVV lên tiếng với nội dung: "Xin chào tất cả các thành viên tham gia vào nhóm hôm nay, các bạn là những thành viên may mắn có thể tham gia sự kiện của chúng tôi. Đây là sự kiện khuyến mãi đặc biệt của Tiki, mọi người bỏ chút thời gian quan tâm sẽ có nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho các bạn tại nhóm nhé!".
Một số người trong nhóm lại thắc mắc: "Sự kiện gì vậy", "Nhận quà gì thế", "là được tiền hay sao", "có mất phí không"… Người có tên Minh Hằng TVV giải thích: "Các thành viên may mắn tại nhóm có thể theo dõi và tham gia các hoạt động của chúng tôi để nhận về tài khoản lên tới 700.000 đồng mỗi ngày từ việc tham gia sự kiện tháng 10 của Tiki", " Các bạn tham gia sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào". Để không mất thời gian, Minh Hằng TVV hướng dẫn mọi người trong nhóm nhấp vào đường link mở app Tiktok, rồi nhắn yêu thích (thả tim) và chụp ảnh màn hình lại gửi cho Minh Hằng TVV. Sau khi hoàn thành hoạt động sẽ nhận về tiền công là 55.000 đồng.
Đây chỉ là một trong những nhóm trên telegram mà mọi người vô tình bị đưa vào. Cũng trên nền tảng này, chúng tôi vào nhóm "Nhiệm vụ Lotte và Tiki" thì được giới thiệu một số nội dung như bạn có thể nhận được 10.000 đồng bằng cách yêu thích trên Lotte. Thành viên có thể may mắn và có quyền lựa chọn trong hệ thống ngẫu nhiên. Giành được ba đặc quyền liên tiếp từ cửa hàng với hoa hồng cao từ 25 - 45%. Tương tự, nhiệm vụ Tiki mỗi ngày thực hiện 2 - 3 nhiệm vụ Tiki để nhận 150.000 đồng tiền lương trong ngày. Hệ thống sẽ thanh toán vào lúc 20 - 20 giờ 30.
Các bước thực hiện nhiệm vụ được đưa ra như sau: Đăng nhập vào một đường link, đặt cọc 90.000 đồng và nhận hoa hồng 18.000 đồng, tiền nhận về 108.000 đồng. Đặt cọc 230.000 đồng, nhận hoa hồng 46.000 đồng, số tiền nhận là 276.000 đồng. Đặt cọc 1,25 triệu đồng, nhận hoa hồng 250.000 đồng, tiền nhận là 1,5 triệu đồng… Cứ như vậy, tiền đặt cọc càng cao thì số tiền hoa hồng tương ứng 20% lên càng nhiều. Mức cao nhất mà hệ thống đưa ra là 79 triệu đồng, nhận về tiền hoa hồng 15,8 triệu đồng và tổng tiền nhận cuối ngày sẽ lên 94,8 triệu đồng.
Theo thông tin yêu cầu nhiệm vụ "giúp gian hàng Tiki tăng doanh thu và lượt theo dõi", "Nạp tiền xong sẽ nhận ngay hoa hồng". Để tạo niềm tin, nhóm này còn nói đã ký hợp đồng với phía ngân hàng và sẽ được bảo hành... Ngân hàng sẽ bồi thường cho bạn 100% số tiền bạn bị mất trong vòng 7 ngày theo mã bảo lãnh phát hành.
Bên cạnh những lời hoa mỹ, nhiều thành viên trong group còn chụp hình tài khoản ngân hàng nhận hoa hồng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Đánh vào lòng tham
Từng là nạn nhân của hình thức "việc nhẹ lương cao", chị Huỳnh Mi (TP.Đà Nẵng) vạch trần thủ đoạn của những nhóm trên telegram, zalo…, đó là những hình ảnh được đưa lên nhận tiền thường là số tiền ít của những người mới tham gia, còn đối với những người có số tiền lớn vài chục triệu đồng thì có thể đó là người của nhóm lừa đảo đăng lên để dẫn dụ. Chị Huỳnh Mi cho biết, lúc đầu tham gia làm nhiệm vụ số tiền ít vài trăm ngàn đồng, phía lừa đảo trả cả lãi cùng tiền gốc đầy đủ. Một thời gian khoảng 7 ngày trôi qua, ngày nào chị Huỳnh Mi cũng thực hiện nhiệm vụ và nhận tiền đầy đủ. Đến khi tin tưởng và thấy "ngồi không cũng có lời cao", chị Mi quyết chơi lớn, tham gia số tiền lên đến gần 120 triệu đồng, lúc này vấn đề mới phát sinh. Người hướng dẫn yêu cầu chị Mi chuyển thêm 120 triệu đồng nữa mới hoàn thành nhiệm vụ và trả lại số tiền gốc 240 triệu đồng cùng tiền lãi 15%.
Do thời gian thực hiện nhiệm vụ trong vòng 30 phút, nếu quá thời gian coi như không hoàn thành, chị Mi phát hoảng liên hệ với người hướng dẫn thì bên kia nhất quyết không giải quyết, yêu cầu chị phải thực hiện chuyển xong số tiền 120 triệu đồng. Chị Huỳnh Mi cho hay, lúc này phát hiện ra mình bị lừa vì trên giấy phép công ty cung cấp thì trụ sở đặt tại TP.HCM, nhưng tìm kiếm thì không có công ty này. Trong khi nhân viên công ty thì cho rằng trụ sở công ty ở Hà Nội. Lúc này chị Mi quyết định không chuyển thêm số tiền 120 triệu đồng kia nữa. Số tiền gần 120 triệu đồng đã chuyển kia coi như bị lừa. Không có việc phải đi tìm mà chị còn gặp phải cảnh mất toàn bộ tiền tích lũy bấy lâu nay. Trường hợp của chị Mi không phải hiếm, nhiều trường hợp tham gia các hình thức việc nhẹ lương cao bị lừa lên đến hàng chục tỉ đồng.
Đây là một trong 24 hình thức lừa đảo được cơ quan chức năng, công an cảnh báo trong thời gian gần đây. Người dân khi nhận được những tin nhắn như thế này cần cảnh giác, không tham gia để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 17.10